“ Đằng sau tất cả những điều nhìn thấy được đều ẩn chứa gì đó lớn lao hơn; mọi thứ chỉ là một con đường, một cánh cổng, hoặc một ô cửa mở ra một điều khác.”

Antoine de Saint – Exupéry

Có những cuộc gặp gỡ thật tình cờ, khiến cho những người xa lạ, trở nên gần gũi và gắn bó với nhau. Họ giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, đền đáp ân tình bằng những hành động đơn giản như một suất cơm miễn phí thay lời cảm ơn, những lời nói chân thành khích lệ, chia sẻ câu chuyện buồn bằng sự đồng cảm nhẹ nhàng, sâu sắc.

Có những điều tưởng chừng thật nhỏ bé, nhưng mang lại niềm vui, niềm hy vọng. Đôi khi, chính những điều nhỏ bé lại có thể trở thành món quà giá trị trao cho mỗi người sức mạnh vượt qua thăng trầm, giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. 

Trong khu phố nhỏ Cheongpa-dong bình dân của thành phố Seoul.

Có một cửa hàng tiện lợi nhỏ bé nằm trên một ngã ba nhỏ, gần trường đại học nữ sinh Sookmyung. 

Nguồn ảnh: Pinterest

Trong cửa hàng tiện lợi bất tiện nhỏ lẻ lấy, nhân duyên dẫn lối khiến bà chủ và nhân viên cả những vị khách thường ghé đến, gặp gỡ người đàn ông vô cùng kỳ lạ. 

Sự xuất hiện người đàn ông trong cửa hàng tạo nên những giai điệu thật khác biệt trong chuỗi ngày ấm đảm, ế ẩm tại cửa hàng.

Câu chuyện Cửa hàng tiện lợi bất tiện của tác giả Kim Ho Yeon không chỉ là tác phẩm văn học hư cấu, đây có thể là câu chuyện cuộc đời một ai đó bên ngoài thế giới thực của chúng ta.

Một tác phẩm văn học ấm áp, nhẹ nhàng.

Có những cuộc hội ngộ thật tình cờ

Cụ bà trên chuyến tàu đi về đi về phía Pyeongtaek khi sức tỉnh khỏi giây phút chợp mắt mới nhận ra chiếc túi clutch có tất cả giấy tờ quan trọng như ví tiền, sổ tiết kiệm, sổ tay ghi nhớ của bà “đã không cánh mà bay”. 

Vì đã ở trong độ tuổi trí nhớ không còn minh mẫn, nhưng vì túi có chứa đựng giấy tờ quan trọng.

Bà Yeom huy động toàn bộ công suất của bộ não để nhớ lại những gì diễn ra trên hành trình vừa qua, bất chất ánh nhìn mọi người trên chuyến tàu về hành vi kỳ lạ của mình.

Nhưng bà không thể, mình đã để lạc chiếc ví ở đâu.

Bỗng điện thoại đổ chuông, bài hát “thank you for the music” vang lên, trên màn hình hiện ra số điện thoại lạ.

Nguồn ảnh: Pinterest

Người đầu dây bên kia thông báo rằng anh ta đã nhận được chiếc ví bà đánh rơi tại Ga Seoul, kêu bà quay trở lại, hẹn gặp bà tại cửa hàng tiện lợi GS.

Thật tốt vì sự thật thà tốt bụng của người nhặt được chiếc túi quý giá như thế, nhưng cái người nhận chiếc túi thực sự rất kì lạ, nếu không nói là vô cùng kì lạ.

“ Lối nói chuyện lắp bắp với chất giọng ồm ồm như âm thanh những con thú từ đầu dây bên kia” khiến cho bà Yeom với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn của giáo viên lịch sử khiến cảm bà linh cảm rằng đây là một người vô gia cư.

Một người vô gia cư sẵn sàng trả lại một chiếc ví giá trị mà không đòi hỏi hay uy hiếp.

Điều này khiến bà Yeom có chút lo lắng và nghi ngờ.

Nhưng chắc chắn phải quay lại để lấy chiếc ví rồi.

Thế rồi người giáo viên kì cựu ấy bằng trực giác linh cảm ấy bắt chuyến tàu quay lại ga Seoul và chính là không ngờ cuộc gặp gỡ này lại mở đầu chuỗi lương duyên kì lạ trong cuộc đời bà.

Người vô cư trả lại chiếc ví anh ta nhận được bằng sự trung thực của mình, bà đền ơn anh ta bằng việc cho anh ấy được đến cửa hàng tiện lợi bà làm chủ hộp cơm miễn phí.

Chuỗi nhân duyên kì lạ khiến người đàn ông vô gia, mình to lớn như con gấu, ăn nói lắp bắp, chẳng biết tên tuổi, không chốn nương thân trở thành nhân viên ca đêm kì cựu của cửa hàng.

Mỗi người, một câu chuyện, một vấn đề riêng

Cửa hàng tiện lợi không chỉ xoay quanh câu chuyện của người đàn ông vô gia cư.

Trong cửa hàng còn có cô bé nhân viên tên Si-hyun – hiện tại cô bé đang ôn thi nên công chức, nhưng trong lòng lại đầy ắp những bối rối và chênh vênh. 

Chính cô cũng không biết bản thân mình có thực sự muốn ôn thi công chức để có cuộc đời ổn định như lời khuyên của gia đình, hay tiếp tục làm nhân viên bán thời gian tại cửa hàng tiện lợi – công việc khiến cô cảm thấy tự do và thoải mái.

Trong cửa hàng cũng có người phụ nữ lớn tuổi là bà Oh, người phụ nữ khó chịu hay săm soi, nhưng đằng sau dáng vẻ đành hanh khó ưu lại là những muộn phiền xoay quanh chuyện chồng và con. 

Những chuỗi ngày tiếp theo, câu chuyện, tâm tư của nhân viên cho đến vị khách có tên Kyung-man, nữ biên kịch In-kyung, cậu con trai Min-sik, ông chú thám tử tư lớn tuổi dần hé lộ.

Chẳng biết từ khi nào, cửa hàng tiện lợi bỗng nhiên một chốn quen an toàn để họ lưu tới,  giúp họ trút bỏ những gánh nặng tâm tư.

“Mua một tặng một”

Nguồn ảnh: Pinterest

Khi vào siêu thị, đến cửa hàng tiện lợi, bạn có theo dõi đơn giá và trông đợi những món hàng khuyến mãi không? 

Dù có thể có chút ngại ngùng để thừa nhận, nhưng thực tế là chúng ta đều thích nhận những thứ miễn phí, đặc biệt là khi tài chính eo hẹp.

Mặc dù với một số người, những món hàng tặng kèm, khuyến mãi không quá quan trọng, nhưng với một số người khác, đây là món quà lớn có giá trị, một đặc ân mà họ không thể bỏ qua.

Người đàn ông tên Kyung – man, hiểu lầm về việc ông vô tài bất dụng được hóa giải khi ông biết được rằng, người vợ vẫn yêu thương, kính trọng, quan tâm đến ông, đã luôn dặn hai cô con gái “bố ở bên ngoài kiếm tiền vất vả nên các con phải biết quý trọng đồng tiền”. Hai cô bé, dù còn nhỏ tuổi nhưng bước vào siêu thị, hay cửa hàng tiện lợi vẫn thường chỉ để ý món kẹo “mua một tặng một”. Món đồ mua một đã làm ấm lòng sưởi ấm gia đình nhỏ trong giai đoạn khó khăn.

Hay cả người đàn ông vô gia cư, khi phải bỏ rượu để trở thành nhân viên chính thức của cửa hàng, anh đã luôn mua trà râu ngô bất kể thời tiết nắng hay mưa, sau này được hỏi mới biết rằng anh mua vì đây là món hàng luôn được khuyến mãi “mua một tặng một”, món trà này anh mua không chỉ cho riêng mình, anh cho giúp cả vị khách đầy ắp tâm tư bằng thứ nước uống tốt cho sức khỏe thay vì vùi mình trong hơi men như chính anh đã từng.

Giúp đỡ người khác là đang tự giúp mình

Người đàn ông vô gia cư kia không thể nhớ nổi tên thật của mình quê quán, nghề nghiệp, cuộc sống anh ta từng như thế nào. Việc uống quá nhiều khiến anh ta mắc chứng mất trí nhớ, chẳng nhớ tên tuổi, xuất thân quê quán.

Chỉ biết rằng người ta thường gọi anh, kẻ lang thang, không nhà không cửa là Dok Go – Dok Go có nghĩa là đơn độc, một mình.

Dok – go không biết rằng việc trả lại bã lão chiếc túi, điều anh nhận lại chính là những suất cơm miễn phí hàng ngày, tiếp đó anh được chính người mình giúp đỡ là bà chủ tạo điều kiện cho làm việc, cho anh một số tiền, chỗ nghỉ ngơi tốt, không phải lang thang những đêm lạnh giá, ngủ đầu đường xó chợ.

Từ đó anh trở thành người nhân viên chăm chỉ, nhiệt tình, giúp đỡ mọi người xung quanh, nhanh chóng thành thạo công việc, dù chứng nói lắp bắp thân hình như chú gấu khiến nhiều người e ngại.

Bằng sự chân thành trong trái tim, anh khích lệ cô bé Si-hyun giúp cô đăng video hướng dẫn công việc tại cửa hàng lên mạng xã hội. Sau này chính cô  được nhận làm tại vị trí lớn ở cửa hàng khác có quy mô với số lương hậu hĩnh nhờ những video mà cô đăng tải.

Anh cũng giúp đỡ bà Oh được giải bày lòng những khúc mắc bà và con trai trong lúc bà đau đớn nhất, hóa giải nỗi niềm thù ghét bà có với anh

Mọi thứ Dok Go làm không hề tính toán, nó xuất phát bản năng lương thiện trong anh, dù chẳng thể nhớ mình là ai, đến từ đâu, xuất thân ra sao, nhưng sự chân thành, chăm chỉ, tốt bụng của Dok Go với mọi người xung quanh sống cuộc đời tốt hơn chính họ.

Và rồi lòng tốt của mọi người cũng quay trở lại với anh, những lời cảm kích, chia sẻ chân thành .. phần nào giúp Dok Go đánh thức những kí ức bị chôn vùi.

Cuối cùng Dokgo nhớ ra mình là ai, tại sao anh lại trở thành người vô cư không nơi nương tựa.

Cảm nhận của mình

Sau khi đọc câu chuyện “Cửa hàng tiện lợi bất tiện”, dù các nhân vật trong chuyện chỉ là hư cấu, nhưng mình nghĩ có thể câu chuyện bất cứ ai bên ngoài cuộc sống thực và điều mình học được sau khi đọc xong tác phẩm là: 

Ai cũng có quá khứ, có những câu chuyện buồn, những thất bại vấp ngã sai lầm và cả những góc khuất luôn che giấu. 

Việc trải qua thất bại, vấp ngã, việc phải che giấu tâm tư thực sự khủng khiếp, chẳng dễ dàng.

Vì vậy đừng vội vàng đánh giá một ai đó khi chỉ nhìn thấy họ thông qua dáng vẻ bề ngoài, hay vài lần điều tiếp xúc. Mình biết điều này thật khó, đôi khi dù không có ý nhưng phản ứng đầu tiên thường nhanh chóng phán xét ai đó khi chỉ mới nhìn thấy một ai đó có chút khác biệt. Bản thân mình cũng đang cần khắc phúc thói quen không tốt này.

Và điều thứ hai mình học được chính là hãy luôn chân thành giúp đỡ người khác trong khả năng và đừng tính toán, đôi khi chỉ cần những việc làm tử tế nhỏ bé thôi cũng là một sự giúp đỡ tốt lành.

Không phủ nhận rằng, chúng ta ngầm hiểu được một định luật: “Những gì chúng ta trao đi một ngày nào đó cũng sẽ quay trở lại với chúng ta”.

Chắc chắn chúng ta không quá đòi hỏi, không quá kỳ vọng, nhưng hãy cứ xem đây là động lực giúp mỗi người trở thành nỗ lực một người tốt, một người biết sống cho chính mình, biết sống vì người khác.

Điều thứ ba là ai cũng có cơ hội được sửa chữa sai lầm, dù sai lầm đó có lớn như thế nào.

Nếu một người biết thừa nhận lỗi lầm, biết sửa sai, có thời gian nhìn nhận chính mình, thì họ xứng đáng với cơ hội sống tốt thêm một lần nữa. 

Dok Go quá khứ anh phạm lỗi lầm, anh cũng có quãng thời gian trả giá cho lỗi lầm của chính mình. Và sau cơn bão giông, anh có cơ hội để bắt đầu làm lại cuộc đời mình, chọn sống tử tế hơn. Đó là một kết thúc hậu một người dũng cảm bước qua lỗi lầm, làm lại cuộc đời.

Trích dẫn hay trong cuốn sách

“ Sông đương nhiên là băng qua, không phải nơi chúng ta tự buông xuống rồi chìm nghỉm.”

“ Cầu là phương tiện để băng qua sông, không phải nơi chúng ta đầu hàng số phận.”

“Nhưng cuộc đời vốn dĩ là như vậy. Sống đương nhiên là bất tiện.”

“ Suy cho cùng, cuộc sống là những mối quan hệ và những mối quan hệ đó được xây dựng và vun đắp thông qua sự giao tiếp. Tôi nhận ra rằng, hạnh phúc không ở đâu xa, nó ở ngay trong câu chuyện sẻ chia tấm lòng với người xung quanh.

“Nước mắt vẫn không ngừng rơi. Thật xấu hổ nhưng tôi quyết định sẽ sống tiếp. Tôi sẽ giữ mãi cảm giác tội lỗi này suốt phần đời còn lại để giúp đỡ và san sẻ cho mọi người tất cả những gì có thể, để không tham vọng cho bản thân. Tôi sẽ cố gắng hết sức để cứu người bằng kỹ thuật mà trước kia tôi chỉ vận dụng để làm lợi cho mình. Tôi sẽ tìm lại gia đình để xin học tha thứ. Nếu họ không muốn gặp, tôi sẽ vẫn ấp ủ nguyện vọng đó cho riêng tôi và quay trở lại. Dù thế nào thì cuộc sống vẫn tiếp diễn, bất luận là với ý nghĩa ra sao. “

“Tàu đã băng qua sông. Nước mắt tôi không ngừng rơi. Tôi phải nhớ rằng cuộc sống dù thế nào đi nữa vẫn có ý nghĩa và luôn tiếp diễn, phải cố mà sống.”

Lời kết

Với mình, Cửa hàng tiện lợi bất tiện là chuỗi tiếp nối những câu chuyện nuôi dưỡng tâm hồn, giúp mình cảm nhận những điều ấm áp đang diễn ra trong cuộc sống.

Mình đã tự hỏi, nếu trải qua bão giông, trái tim mình có thể giống Dok Go được không?

Luôn chân thành và mạnh mẽ.

Nếu bạn biết về Dok Go, hi vọng một dịp nào đó, bạn và mình có thể cùng nhau chia sẻ suy nghĩ về câu chuyện người đàn ông vô cư kỳ lạ này nhé.

Về tác giả

tieuhy

Mình là Tiểu Hy – người viết câu chuyện của trái tim

Mình vẫn luôn mong, có một góc nhỏ riêng tư, nơi mình có thể ghi lại, chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, câu chuyện vụn vặt trên hành trình tìm kiếm, chọn sống thật với bản thân.

Bên ngoài đời sống, mình là một người không hoàn hảo, nhiều vụng về. Có lẽ câu chữ giống mình, đang tập lớn lên giữa dòng đời rộng lớn.

Nên mình thầm mong, nếu có một nhân duyên đưa bạn đến đây, nếu bạn có thể tìm điều gì đó hữu ích cho hạnh phúc, con đường, cuộc sống, hành trình riêng bạn.

Khi câu chữ của mình có thể làm được điều đó, dù chỉ một chút. Mình đã thực sự hạnh phúc. Cám ơn vì bạn vì đã ở đây, chia sẻ hành trình cùng mình.

Có thể bạn sẽ thích...
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x